CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ CHIA SẺ ***

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI

số mệnh của một người, dù không được tốt, chỉ cần hành thiện vẫn có thể sửa đổi được.Nếu một người có được số mệnh tốt nhưng làm nhiều điều ác, sau cùng mệnh củng trở nên xấu.Cho nên số mệnh không thể ràng buộc người, mà là do chính mình tạo nên. Người thường chúng ta không phải là thánh- nhân, tránh sao không có lỗi, Đức khổng tử nói: Khi có lỗi chớ nên sợ, quý ở chổ là biết sửa. Việc hung cát của một người đều có triệu chứng, trước hết là nảy mầm ở nơi tâm, sau mới thể hiện ở nơi thân.người có lòng nhân hậu sẽ được phúc báo, kẻ hà khắc thì tránh không khỏi hoạ, mắt phàm của người thường nhìn không thấu, cho rằng hoạ phúc không thể đoán được. Lòng trí thành thì hợp với trời, xét việc thực hiện của một người mà biết được phúc sắp đến, xét việc ác của ngườimà đoán được hoạ sắp kề. muốn gặt phúc và rời hoạ, chưa nói đến việc thiện là phải nhắc đến việc sửa lỗi trước. sửa lỗi có nhiều phương pháp: 1. Thứ nhất phải có lòng sỉ. Ta phải nghỉ rằng, thánh hiền với ta đều do cha mẹ sinh, nhưng để lại tiếng thơm muôn đời, còn ta chỉ là kẻ vô danh, như đống gạch vụn, hằng ngày chìm đắm trong vòng danh lợi, làm việc bất nghĩa, tưởng là người không biết nên chẳng lấy làm thẹn, dần dần đi vào con đường cầm thú mà không hay, việc tệ nhất trên đời còn gì lớn hơn hai chữ sỉ nhục. Thầy mạnh tử nói: "chữ sỉ đối với người rất quan trọng, người có lòng sỉ có thể trở thành thánh hiền, không có lòng sỉ dần dần trở nên cầm thú" cho nên việc sửa lỗi là điều tối quan trọng. 2. thứ hai phải có lòng kính sợ. ta nên biết rằng, trên có trời, giữa có quỷ thần, hành động mờ ám của ta tuy ẩn vi kín đáo, nhưng đều có trời đất quỷ thần soi xét, lỗi nhẹ thì giáng trăm điều hoạ, lỗi nặng thì tổn đi phúc hiện tại, ta há không sợ hay sao? chẳng những thế, trong lúc còn hơi thở, một người dù tội lỗi tày trời vẫn có thể hối cải được, ngày xưa có người làm ác suốt đời, đến lúc sắp chết biết mình có tội mà hối hận, phát tâm hướng thiện và sám hối, sau cùng được thiện chung. Đó là một ý niệm hối cải dũng mãnh đủ rửa đi tội ác đã tích trữ hàng trăm năm. cho nên lỗi không thuận là lớn nhỏ, mới hay cũ biết sửa là quý. 3. thứ ba phải có lòng dũng cảm. người có lỗi mà không sửa đều là do do dự không quyết, nên đã sai rồi lại càng sai thêm, trái lại có lỗi biết là không đúng, phải có lòng can đảm để sửa, không thể trì hoãn. lỗi nhỏ như bị gai châm vào thịt củng phải tìm cách lấy ra, lỗi lớn như bị rắn độc cắn phải, nếu không nhanh tay buộc chặt lấy vết thương, nạo hết độc ra sẽ nguy hại đến tính mạng. lỗi của con người có thể từ nơi sự việc mà sửa, có từ lý mà sửa, củng có từ tâm mà sửa, vì công phu không giống nhau nên hiệu quả củng khác biệt. thí dụ: ngày xưa phạm tội sát sinh, nay giới sát mà không giết nữa, hôm trước sinh lòng phẫn nộ, hôm nay không còn giận dữ nữa. đó là trên sự việc mà sửa, do sức miễn cưỡng mà làm nên công phu khó nhọc và căn bệnh vẫn còn, vì diệt ngày hôm nay cũng sẽ sinh vào ngày mai, không phải là cứu cánh, người khéo sửa lỗi, khi sự chưa làm thì đã hiểu được lý, như lỗi ở nơi phát sinh, khi chưa giết vật thì nên nghỉ rằng thượng đế có đức háo sinh, loài vật đều ham sống sợ chết, ta lại nỡ nào giết vật mà làm ngon miệng mình, lại nghỉ rằng loài vật khi bị giết đã bị dao cắt còn phải chịu cảnh luộc nấu, hay xào chiên trong nồi, sự đau khổ này nếu là ta, ta sẽ nghỉ sao? hơn nữa giết vật nuôi ta một bữa, khi ăn xong rồi củng trở nên không. rau cải củng có thể nuôi sống ta, sao ta lại nhẫn tâm đi giết loài vật mà tạo thêm thù oán làm tổn phúc thọ của mình.

2 nhận xét:


Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]