Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013
PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI
số mệnh của một người, dù không được tốt, chỉ cần hành thiện vẫn có thể sửa đổi được.Nếu một người có được số mệnh tốt nhưng làm nhiều điều ác, sau cùng mệnh củng trở nên xấu.Cho nên số mệnh không thể ràng buộc người, mà là do chính mình tạo nên. Người thường chúng ta không phải là thánh- nhân, tránh sao không có lỗi, Đức khổng tử nói: Khi có lỗi chớ nên sợ, quý ở chổ là biết sửa.
Việc hung cát của một người đều có triệu chứng, trước hết là nảy mầm ở nơi tâm, sau mới thể hiện ở nơi thân.người có lòng nhân hậu sẽ được phúc báo, kẻ hà khắc thì tránh không khỏi hoạ, mắt phàm của người thường nhìn không thấu, cho rằng hoạ phúc không thể đoán được.
Lòng trí thành thì hợp với trời, xét việc thực hiện của một người mà biết được phúc sắp đến, xét việc ác của ngườimà đoán được hoạ sắp kề. muốn gặt phúc và rời hoạ, chưa nói đến việc thiện là phải nhắc đến việc sửa lỗi trước.
sửa lỗi có nhiều phương pháp:
1. Thứ nhất phải có lòng sỉ.
Ta phải nghỉ rằng, thánh hiền với ta đều do cha mẹ sinh, nhưng để lại tiếng thơm muôn đời, còn ta chỉ là kẻ vô danh, như đống gạch vụn, hằng ngày chìm đắm trong vòng danh lợi, làm việc bất nghĩa, tưởng là người không biết nên chẳng lấy làm thẹn, dần dần đi vào con đường cầm thú mà không hay, việc tệ nhất trên đời còn gì lớn hơn hai chữ sỉ nhục. Thầy mạnh tử nói: "chữ sỉ đối với người rất quan trọng, người có lòng sỉ có thể trở thành thánh hiền, không có lòng sỉ dần dần trở nên cầm thú" cho nên việc sửa lỗi là điều tối quan trọng.
2. thứ hai phải có lòng kính sợ.
ta nên biết rằng, trên có trời, giữa có quỷ thần, hành động mờ ám của ta tuy ẩn vi kín đáo, nhưng đều có trời đất quỷ thần soi xét, lỗi nhẹ thì giáng trăm điều hoạ, lỗi nặng thì tổn đi phúc hiện tại, ta há không sợ hay sao?
chẳng những thế, trong lúc còn hơi thở, một người dù tội lỗi tày trời vẫn có thể hối cải được, ngày xưa có người làm ác suốt đời, đến lúc sắp chết biết mình có tội mà hối hận, phát tâm hướng thiện và sám hối, sau cùng được thiện chung. Đó là một ý niệm hối cải dũng mãnh đủ rửa đi tội ác đã tích trữ hàng trăm năm. cho nên lỗi không thuận là lớn nhỏ, mới hay cũ biết sửa là quý.
3. thứ ba phải có lòng dũng cảm.
người có lỗi mà không sửa đều là do do dự không quyết, nên đã sai rồi lại càng sai thêm, trái lại có lỗi biết là không đúng, phải có lòng can đảm để sửa, không thể trì hoãn. lỗi nhỏ như bị gai châm vào thịt củng phải tìm cách lấy ra, lỗi lớn như bị rắn độc cắn phải, nếu không nhanh tay buộc chặt lấy vết thương, nạo hết độc ra sẽ nguy hại đến tính mạng.
lỗi của con người có thể từ nơi sự việc mà sửa, có từ lý mà sửa, củng có từ tâm mà sửa, vì công phu không giống nhau nên hiệu quả củng khác biệt.
thí dụ: ngày xưa phạm tội sát sinh, nay giới sát mà không giết nữa, hôm trước sinh lòng phẫn nộ, hôm nay không còn giận dữ nữa. đó là trên sự việc mà sửa, do sức miễn cưỡng mà làm nên công phu khó nhọc và căn bệnh vẫn còn, vì diệt ngày hôm nay cũng sẽ sinh vào ngày mai, không phải là cứu cánh, người khéo sửa lỗi, khi sự chưa làm thì đã hiểu được lý, như lỗi ở nơi phát sinh, khi chưa giết vật thì nên nghỉ rằng thượng đế có đức háo sinh, loài vật đều ham sống sợ chết, ta lại nỡ nào giết vật mà làm ngon miệng mình, lại nghỉ rằng loài vật khi bị giết đã bị dao cắt còn phải chịu cảnh luộc nấu, hay xào chiên trong nồi, sự đau khổ này nếu là ta, ta sẽ nghỉ sao? hơn nữa giết vật nuôi ta một bữa, khi ăn xong rồi củng trở nên không. rau cải củng có thể nuôi sống ta, sao ta lại nhẫn tâm đi giết loài vật mà tạo thêm thù oán làm tổn phúc thọ của mình.
Đã sinh làm kiếp người, mỗi người chúng ta đều muốn có được số mệnh tốt, đó là hai chữ phúc lộc. chẳng những thế, lại còn muốn có thêm chữ thọ nữa. lòng người thì ước như vậy, nhưng trời có thuận theo lòng người chăng? theo thuyết nhân quả của nhà phật: Trồng lành thì gặt phúc, gieo ác thì gặp hoạ. Hoạ phúc ở ngay trong cõi lòng chúng ta. Người đời không hiểu, thường hay cầu thần cúng phật, mong được trời phật giáng phúc, có biết đâu, tâm người là một thửa ruộng, phúc lộc thọ đều nằm trong thửa ruộng này, nếu biết canh tác, suốt đời gặt hái củng không hết.
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Thư gửi Mẹ
Mẹ yêu dấu!
Đêm nay con lại nghe bài hát “Xuân này con không về” Con gái lại rơi nước mắt.
Mẹ thương ! khi nhà nhà người người đang chuẩn bị cho tết cổ truyền của Dân tộc,ở đây con Gái Mẹ vẫn bình thường như mọi ngày, không có một cảm giác nào gọi là tết. giờ này con chỉ nhớ về Mẹ ...
Giờ này chắc Mẹ củng đã chuẩn bị cho tết rồi , vì thói quen và vì cuộc sống của Mẹ vốn vậy, lo âu sợ thiếu trước hụt sau.
Lúc còn ở nhà khi cận tết con rất háo hức, nào là đi mua hoa, đi hái lá chuối để Bố gói bánh và thức đêm trông bánh cùng Mẹ, giản dị mà thật ấm cúng Mẹ ạ.
Từ khi con biết nhận thức và cảm nhận được thì Con nhớ rằng nhà mình Duy nhất được 4 lần ăn tết sum họp cùng nhau khi Anh và Chị còn sống, Lúc thì Anh Cả nhập ngũ, lúc thì anh Hai vắng nhà. Cái tết sum vầy thật hiếm hoi nhưng thật đầm ấm và hạnh phúc biết bao phải không Mẹ .
Cái năm 2000 mẹ mất đi một người con, máu mủ của mẹ, mẹ buồn hốc hác. Con mường tượng ánh mắt ngơ ngác của mẹ mà lòng tan tác. Ôi những đêm mùa đông năm ấy mới buồn làm sao. Khói hương trầm của Tết quện lẫn khói hương lìa trần của đứa con cứ quanh quẩn bốn góc nhà mẹ. đêm giao thừa năm đó thật khủng khiếp Mẹ ạ. Mẹ như người mất hồn, mỗi khi bạn bè động đội của Anh đến thắp nhang, Mẹ lại khóc và gọi tên Anh.Tưởng chừng nổi đau chỉ nằm ở đó tiếp năm 2006 Chị lại bỏ Mẹ mà ra đi, mái tóc Mẹ đã bạc màu , giờ lại bạc thêm một nổi đau , nổi đau giờ lại trồng chất nỗi đau , ước gì con Gái có thể xoa dịu được nỗi lòng Mẹ.
Con gái gọi điện về hỏi Mẹ đã chuẩn bị gì chưa? Mẹ bảo năm nay Mẹ chuẩn bị rất nhiều thứ, Mẹ mua quần áo cho Anh , cho Chị, mua nhiều tiền vàng đốt cho Anh , Chị không phải thiếu thốn ... rồi Mẹ ngậm ngùi, Mẹ hỏi con Gái muốn ăn gì Mẹ gửi, nước mắt con lại rưng rưng Mẹ ạ.
Từ khi ăn tết xa Gia Đình không có đêm nào giao thừa con không khóc sau khi gọi điện về cho Mẹ, người ta thường bảo khi bước sang một năm mới mình phải thật vui vẻ, để một năm đầy thuận lợi và tốt đẹp, nhưng cảm xúc nhớ nhà , nhớ Mẹ lại cứ trào dâng trong lòng Con , và con không thể kìm nén, cứ để nước mắt tuôn trào Mẹ ạ.
Xuân lại về rồi đấy mẹ. Lại lo toan cái Tết với đủ nghi lễ. Bỏ qua sao được hỡi mẹ yêu. Mẹ cố vay mượn để có cái Tết sang hơn, cành đào đỏ hơn, cây quất trĩu quả, xanh lá hơn. Thế là mẹ tặc lưỡi. Một năm một lần. Đừng để cái khó nó bó cái khôn và Lời ước nguyện của mẹ cho năm sau. Những giọt lệ chảy dài làm cay xè đôi mắt. Mẹ ơi, hãy vui lên Mẹ nhé.Mẹ mãi mãi là mẹ yêu của con, “Mong ngày về bên mẹ”.
Con gái Mẹ.
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013
Bếp lửa
Lúc mình khoảng 7 tuổi mình đã đọc bài thơ này, hồi đó anh trai học lớp 7, mình thấy anh học bài và đọc theo, và cảm nhận cho đến bây giờ.
Cảm nhận sự đói khổ của con người trong thời chiến tranh và qua thời chiến, cảm nhận tình cảm thiêng liêng của bà và cháu...
Cảm nhận sự đói khổ của con người trong thời chiến tranh và qua thời chiến, cảm nhận tình cảm thiêng liêng của bà và cháu...
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn,cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn,cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Bằng Việt (1963)
Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013
Người con gái mặc quần
Mình đọc bài thơ này thấy hay, đăng cho cả nhà cùng suy ngẩm nhé.
Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh.
Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh.
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
CƯỜI LÊN NHÉ !
Cười lên nhé !
Đừng buồn nhé! hãy, cười lên.
Cười- mình nhận ra rằng đó là điều mà ai cung có thể làm được.
Cười để xua tan nổi đau... Cười để vụt ta đứng dậy sau khi đã gục ngã...Nụ cười đem đến cho con người những sức mạnh vô hình
Cười lên nhé để bỏ lại tất cả
Cười lên để tìm cho mình một niềm tin và sức sống.
Cười lên để thấy tâm hồn mình vẫn còn đang dang tay đón nhận tất cả
Cười lên bạn nhé cho chính bản thân mình
Cho yêu thương... cho kỉ niệm... cho cảm xúc...
Cười lên cho mọi thứ mãi ngủ yên trong lòng...
.... cho những nổi đau không còn thức giấc...
Vì nếu được lựa chọn hãy chọn nụ cười và không lùi bước.
Nếu muốn khóc hãy để những giọt nước mắt dựa vào vai nụ cười
Cười lên với những ước mơ và hi vọng
Những hoài bão và cống hiến
Cười lên để nghe sức trẻ vẫn tràn ngập trong tim
Nụ cười dành cho gia đình...
.... bạn bè... và những người chưa quen biết...Hãy cười lên khi trong lòng vang lên những tiếng nấc xót xa
...Khi cố nén nhưng giọt lệ trên mi...để vững tin đến một tương lai tươi sáng hơn
Khi ta khóc không phải vì ta đang buồn
...Mà đôi khi cũng vì ta đang vui
... Và cười cũng thế...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)